Lung linh sắc màu đèn lồng Hội An - một phần hồn của phố cổ

Lung linh sắc màu đèn lồng Hội An – một phần hồn của phố cổ 03
Đèn lồng Hội An – nét độc đáo làm nên sắc màu phố cổ
Hội An được coi là cái nôi của đèn lồng thuần Việt. Cho đến nay, chưa ai biết chính xác đèn lồng Hội An ra đời từ bao giờ. Chỉ nghe rằng, lồng đèn xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ 16 khi những người Trung Hoa đầu tiên đến đây lập nghiệp rồi định cư lâu dài. Họ treo đèn để thoả niềm hoài vọng cố hương. Ngày nay, đèn lồng đã trở thành một phần hồn, một nét độc đáo làm nên sắc màu của phố cổ Hội An.
Đèn lồng Hội An – nét độc đáo làm nên sắc màu phố cổ
Thuở ban đầu, chỉ những giới thượng lưu mới có đèn lồng to vẽ chữ Hán hoặc tranh thủy mặc treo trong nhà. Dần dần, chiếc đèn lồng mới tới được với tầng lớp bình dân bằng hình thức trang trí nhà cửa nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp rực rỡ, sang trọng, quyến rũ vốn có.
Vẻ đẹp rực rỡ, sang trọng, quyến rũ của đèn lồng Hội An
Cho đến hôm nay, đèn lồng Hội An đa dạng, phong phú hơn về kiểu dáng từ chiếc lồng đèn hình cầu hay hình dạng giống trái bí ngô cho đến đèn lồng kéo quân,… và đều có một ý nghĩa riêng. Đặc biệt, người Hội An hay treo đèn tròn bởi đèn tròn biểu trưng cho sự hài hòa, cân đối, mang đến nhiều sự ấm áp, yên bình và may mắn cho ngôi nhà.
Sự đa dạng về kiểu dáng
Không chỉ kiểu dáng, đèn lồng Hội An còn mê hoặc người lữ khách ghé thăm bởi những sắc màu lung linh từ màu đỏ rực rỡ, màu trắng tinh khôi, màu vàng cam ấm cúng hay cả màu tím mộng mơ,… Đêm về, đâu đâu trên phố cổ cũng bắt gặp những chiếc đèn lồng chuyển màu huyền thoại, lung linh chiếu sáng trong đêm. Nó mang lại cho không gian Hội An về đêm đẹp đến nên thơ, hoài vọng đến nao lòng.
Đèn lồng Hội An lung linh mỗi khi đêm về
Đến Hội An thả đèn hoa đăng, nguyện ước bình an
Đến Hội An vào ngày rằm âm lịch mỗi tháng, du khách sẽ bắt gặp một phố Hội lộng lẫy, kiêu sa với ánh đèn. Các hàng quán trong phố cổ đều thắp sáng bằng đèn lồng. Trên dòng sông Hoài, dòng người đông đúc đổ về, nhẹ nhàng thả từng chiếc đèn hoa đăng khắp mặt sông, nguyện cầu điều bình an.
Hội An còn kiêu sa, lộng lẫy với đèn hoa đăng
Ánh đèn lung linh, huyền ảo trên sông Hoài
Khoảnh khắc ấy, mọi ồn ào, xô bồ của cuộc sống ngoài kia như trôi vào quên lãng, không gian tĩnh lặng và sự bình yên, ấm áp lan tỏa. Những chiếc đèn lồng không chỉ là vật trang trí mà đã trở thành một phần linh hồn của phố cổ. Nếu ai đã từng đặt chân đến Hội An mà chưa trải qua cái cảm nhận thú vị ấy thì quả là một sự thiếu xót vô cùng!
Cảm nhận trọn vẹn ánh đèn lung linh sắc màu phố cổ
Khám phá nghề làm đèn lồng ở Hội An đã có hơn 400 năm tuổi
Du lịch Hội An, ngoài việc chọn những chiếc đèn lồng như một món quà Hội An dành cho người thân, bạn cũng có thể tập làm hoặc ngắm nhìn quá trình sản xuất những chiếc đèn lồng này tại những cơ sở làm đèn lồng với kinh nghiệm hơn 400 năm tuổi Hội An.
Nghề làm đèn lồng ở Hội An đã có hơn 400 năm tuổi
Để làm ra một chiếc đèn lồng là cả một quy trình công phu, đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mẩn của người thợ. Quy trình làm đèn lồng được chia làm 2 công đoạn chính là làm khung tre và bọc vải.
Công phu từ quá trình làm khung tre
Tre làm đèn lồng phải là loại tre già còn tươi. Để đảm bảo độ bền và tránh mối mọt, người thợ phải nấu tre rồi ngâm 10 ngày trong nước muối. Tiếp đến là phơi khô, vót thành từng nan mỏng tùy theo mỗi loại đèn. Vải bọc phải là vải xoa hoặc lụa tơ tằm, tùy theo màu sắc của vải mà đèn sẽ mang những ánh sáng khác nhau.
Tre làm đèn lồng phải là loại tre già còn tươi
Những nan tre sẽ được gắn vào hai vòng gỗ để định hình khung và được kết nối bởi những sợi dây dù. Vải được cắt trước thành mảnh theo kích thước của đèn sau đó được dán lên những nan khung đã được bôi keo và được cắt tỉa những phần dư thừa. Cuối cùng, để hoàn thành, đèn lồng sẽ được vẽ hay trang trí và gắn chuôi.
Vải bọc phải là vải xoa hoặc lụa tơ tằm, tùy theo màu sắc của vải mà đèn sẽ mang những ánh sáng khác nhau.
Hiện nay, khi đến Hội An, du khách có thể tham quan, học hỏi và thử làm một chiếc đèn lồng ở các địa chỉ:
1. Xưởng sản xuất đèn lồng Hà Linh – 72 Trần Nhân Tông, Phường Cẩm Châu, TP Hội An
2. Xưởng sản xuất đèn lồng Huỳnh Văn Ba – 54 Nguyễn Thị Minh Khai, TP Hội An
3. Xưởng sản xuất đèn lồng Việt – Phố cổ Hội An, Quảng Nam
Nếu 1 lần có cơ hội ghé thăm Hội An, bạn đừng nên bỏ lỡ những khoảnh khắc hoà mình, ngắm nhìn những chiếc đèn lồng lung linh sắc màu, cảm nhận cuộc sống chậm lại và trọn vẹn trong từng phút giây nhé! Innotour hy vọng được đồng hành cùng bạn trong chuyến thăm phố cổ một ngày sớm nhất!
Tác giả bài viết: https://innotour.vn/lung-linh-sac-mau-den-long-hoi-an-mot-phan-hon-cua-pho-co/
-
Lời kể đầy ám ảnh của các nạn nhân sống sót trong vụ lật ghe khiến 3 người chết và 2 người mất tích ở Quảng Nam
-
Loạt ảnh đời thường xinh như mộng của cô gái 9X Quảng Nam thi Hoa hậu Việt Nam 2020
-
Quảng Nam: Xác định nguyên nhân ban đầu vụ lật ghe 5 thanh niên mất tích
-
Bà Nà Hills Giảm Giá Vé Còn 300.000 Đồng Để Tri Ân Khách Hàng Miền Trung - Tây Nguyên
-
Nhan sắc ‘kẹo ngọt’ của cô gái Quảng Nam dự thi Hoa hậu Việt Nam 2020