10 món bánh nhìn là thấy tết xứ Quảng

Thứ hai - 16/12/2019 04:57

Vào những ngày cuối năm, không khí ngày Tết có mặt khắp mọi ngỏ ngách làng quê Quảng Nam cũng là lúc những con người xa quê nôn nao nghĩ về quê hương.

1. Bánh tét

Nếu như ở miền Bắc có bánh chưng là món đặc trưng không thể thiếu trong mỗi gia đình thì với người Quảng Nam bánh tét được xem là biểu tượng của những ngày Tết. 

Kết quả hình ảnh cho bánh tét miền trung

Với cách chế biến công phu và tỉ mỉ, đòi hỏi người làm bánh tét phải thật khéo tay để làm ra một đòn bánh tét đẹp. 

Lát bánh tét dẻo mềm, được ăn kèm với những lát dưa món giòn giòn, đậm đà đem đến cho người ăn cảm giác ngon miệng rất khó quên, khiến bao người con xa xứ nhớ nhung mỗi độ xuân về.

2. Bánh tổ

Mỗi dịp xuân về thì trong nhà người dân Quảng Nam đều có vài chiếc bánh tổ, một phần là để thờ cúng tổ tiên, còn phần còn lại để tiếp đãi khách cũng như đem biếu cho bà con chòm xóm.

4

Thế mới thấy bánh tổ là nét văn hóa truyền thống của con người xứ Quảng.

3. Bánh in - bánh khô

Nhắc đến bánh in - bánh khô thì người dân xứ Quảng nào cũng nhớ.

Để làm công đoạn bánh cũng kì công không kém. Bánh được làm bằng nếp rang chín và xay thành bột. Bánh sẽ được trộn vời đường bát miền Trung và khuấy đều, lấy sương để tạo thành độ kết dính.

Bánh sau đó được đóng thành khuôn, mỗi khuôn 6 - 8 cái...Sau khi đóng bánh xong, bánh được hông bằng lửa để tạo độ giàn và thơm.

Trong hình ảnh có thể có: món tráng miệng và món ăn

 

4. Bánh thuẫn

Trong những ngày giáp Tết, đi bất cứ con đường quê nào ở xứ Quảng, bạn đều sẽ được ngửi thấy hương thơm phức của bánh thuẫn. Nhiều người dân lớn tuổi quê xứ Quảng không ai không biết loại bánh này. Và cứ đến Tết, nhiều vùng quê đi đâu cũng nghe dậy mùi bánh thuẫn truyền thống.

Kết quả hình ảnh cho bánh thuẫn

Là loại bánh được rất nhiều người dân Quảng yêu thích bởi cái vị xốp mềm, thơm ngon nức mũi và đặc biệt ăn hoài nhưng không bị ngán như các món bánh khác.

5. Bánh nổ

Là một đặc sản nổi tiếng của người Quảng Nam, do đó món này cũng là sự góp mặt đặc biệt trong ngày Tết truyền thống. Có nhiều người nói vui là: “chưa ăn bánh nổ thì chưa phải là Tết.”

Hình ảnh có liên quan

Bánh nổ, một cái tên giản dị thân thuộc có lẽ cũng xuất phát từ cách người ta rang thóc nếp cho nở bung để làm bánh.

6. Bánh lăn-bánh da

Bánh lăn là món ăn dường như đã thấm đẫm trong tâm trí người Quảng. Trong những ngày tết, bánh lăn được nhiều người đặt trên bàn thờ gia tiên một cách trang trọng như một nét văn hóa lâu đời.

3

Đặc biệt, bánh để được lâu mà không sợ bị hư hay ngả màu, nên còn được dùng làm món quà đặc sản cho người xa nhà, lâu ngày mới có dịp về quê ăn tết.

7. Mứt dừa

Dừa vốn dĩ là một đặc sản thân thuộc của người miền Nam, chỉ khác nhau về cách chế biến thế nhưng mỗi nơi đều có những đặc sản liên quan đến món dừa này. Quảng Nam cũng không ngoại lệ trong số đó, món mứt dừa tuy không được sử dụng phổ biến ở các ngày thường, nhưng đây là món ăn không thể thiếu trong ngày tết.

cach lam mut dua 600x450

Món mứt dừa này vừa dễ chế biến, bắt mắt với nhiều màu sắc mà còn ăn rất ngon miệng. 

8. Bánh khô mè

Là một món ăn có nguồn gốc lâu đời của người dân xứ Quảng. Với những nguyên liệu đơn giản như: hỗn hợp bột gạo - nếp, mè, đường đã tạo ra món ăn vô cùng “vui miệng”. 

1

Mặc dù là món ăn “nghèo nàn” nhưng vẫn được người dân sử dụng trong mỗi dịp tết xuân về nhưng một cách lưu giữ nét văn hóa lâu đời. 

9.Bánh ít dừa

Ngày trước, người Quảng làm bánh ít dừa chủ yếu để ăn trong những ngày lễ, Tết, hoặc để biếu người thân, bạn bè. Do đó, khi làm bánh phải chú trọng cả chất lượng và hình thức, bánh không chỉ ngon mà còn đẹp. Bởi vậy, người thưởng thức có cảm giác nhẹ nhàng, tao nhã từ trong hương vị đến tên gọi của nó.

hqdefault

10.Bánh dừa nướng

Cũng giống với mứt dường, dừa nướng cũng làm từ nguyên liệu chính là dừa nhưng khi ăn mang lại 2 cảm giác hoàn toàn khác biệt.

43548843 1714950678631475 1423388677706350592 n

Để làm được món dừa khô, bạn cần làm bơ mềm được cho thêm trứng rồi đánh tan cho hỗn hợp hòa quyện. Rồi đổ sữa vào trộn đều hỗn hợp.  Bây giờ trộn đều bột mì, bột hạnh nhân trong tô rồi rây vào đánh chung với hỗn hợp sữa. Tiếp tục cho cùi dừa đã sấy khô vào hỗn hợp bột. Sau khi sấy xong, hỗn hợp được ủ trong vòng 2 tiếng. Sau đó, vo tròn hoặc cán thành từng miếng mỏng và nướng trong lò ở nhiệt độ là 150 độ.

Tác giả bài viết: Tiên Thuỷ

NGƯỜI ĐÀ NẴNG

 

DU LỊCH CÙNG THỔ ĐỊA ĐÀ NẴNG

GỌI NGAY 0888.539.9890911.539.989

Đặt khách sạn - Vé máy bay giá rẻ

Tour hàng ngày Bà Nà Hills - Cù Lao Chàm -  Lý Sơn

Vé Bà Nà Hills - Núi Thần Tài - Vinpearl Land Nam Hội An - Công viên Châu Á

Đánh giá bài viết

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây