Đời cây chuyện làng: Ly kỳ chuyện cây rõi biết 'né' bom đạn

Thứ tư - 03/08/2022 03:40

Trong chiến tranh, nhiều khi làng Thạch Tân (xã Tam Thăng, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) hầu như không còn cây nào nguyên vẹn vì bom đạn, thì cây rõi vẫn sừng sững giữa đất trời. Từ đó, hình thành giai thoại cây rõi biết “né” bom đạn…
Đời cây chuyện làng: Ly kỳ chuyện cây rõi biết 'né' bom đạn

"Chứng nhân" 500 tuổi

Đến tham quan di tích quốc gia lịch sử địa đạo Kỳ Anh tại thôn Thạch Tân (1 trong 3 địa đạo lớn nhất VN, sau địa đạo Củ Chi và Vịnh Mốc), chắc chắn ông Huỳnh Kim Ta, người quản lý khu di tích, sẽ dẫn bạn đến đứng dưới gốc cây rõi cách đình làng Thạch Tân khoảng 200 m và kể chuyện cha ông ta anh dũng chiến đấu bảo vệ quê hương. Cây rõi cùng quần thể di tích, từ ụ rơm cho đến giếng nước, đình làng, địa đạo… đã lập thành lũy thép ngăn bước quân thù, góp phần làm nên trang sử vàng Quảng Nam “trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ”.

3 8 4

Lần giở câu chuyện lịch sử, ông Huỳnh Kim Ta cho biết đến nay làng Thạch Tân đã trải qua 22 đời. Và cây rõi gắn liền với buổi đầu mở làng. “Ngày xưa, khi làng hình thành, người ta đặt xóm này là xóm Trong và trồng cây rõi, còn xóm Giữa có cây trâm lăng và xóm Ngoài có cây sơn mã. Theo lời kể của các cụ, đây là 3 cây sống lâu nhất. Ngày đó, người dân thường sinh hoạt dưới bóng cây, nghỉ ngơi sau buổi làm đồng mệt mỏi. Những đêm trăng, các cụ lại tụ tập nhau hò đối đáp. Theo ước đoán của các cụ, cây được trồng vào khoảng cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15, ước đã 500 tuổi”, ông Ta nói.

Cụ Lê Khắc Phiến (82 tuổi, một người có nhiều đóng góp cho cách mạng tại địa phương) kể, sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, cây rõi là nơi được các cán bộ đặt làm “trạm” xóa mù chữ. Hồi đó, tuyến đường chính của xã Bình Nam (H.Thăng Bình) đi qua đây. “Đến những năm 1960, việc diệt “giặc dốt” vẫn được triển khai. Tôi cùng các anh em dựng trạm tại gốc rõi để đón từng người đi làm đồng, đi chợ… để chỉ bảo từng chữ cái. Ai đọc được các chữ cái thì tiếp tục đi, ai chưa nhớ thì buộc phải đọc cho đến khi nhớ mới qua trạm”, cụ Phiến nhớ lại.

Theo cụ Phiến, dù gắn bó với đất và người Thạch Tân hàng trăm năm, nhưng “chiến công” hiển hách nhất của cây rõi phải kể đến giai đoạn chống Mỹ. Với độ cao khoảng 30 m, ngọn cây rõi được du kích địa phương dùng làm đài quan sát. Nhờ đó, nhiều cán bộ cách mạng đã tránh được những trận càn của địch. Đài quan sát cũng giúp quân ta sớm đưa ra những ứng phó kịp thời khi quân địch kéo vào làng…

Tác giả bài viết: https://thanhnien.vn/doi-cay-chuyen-lang-ly-ky-chuyen-cay-roi-biet-ne-bom-dan-post1484325.html

Đánh giá bài viết

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây