Người Đà Nẵng Online - Chuyên trang Quảng bá Văn hóa - Du lịch - Ẩm thực Đà Nẵng

https://nguoidanang.vn


4 Món ngon với rau dớn cho bữa cơm gia đình

Rau dớn là loại rau quen thuộc ở Quảng Nam Nếu bạn chưa nghĩ ra món ăn nào để đổi gió cho bữa cơm gia đình thì hãy thử chế biến món ăn từ rau dớn xem sao.

1. Rau dớn là gì?

Rau dớn là loại rau có hình dáng giống lá dương sỉ

Rau dớn hay thái quyết là một loài thực vật hoang dại, có hình dáng gần giống cây dương xỉ. Loại rau này có giá trị sử dụng trong y học và được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản. Đây chỉ là một loại rau đơn thuần có chứa vitamin và chất xơ, cung cấp ít năng lượng cho cơ thể.Trong khi đó, ở góc độ Đông Y, lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội cho biết, rau dớn là một vị thuốc quý trong Đông Y, có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.

Hằng năm, các trận lụt đầu mùa với dòng nước đục ngầu từ thượng nguồn đổ về mang theo phù sa bón cho đám rau dớn thêm phần tươi tốt và chuẩn bị cho một chu kỳ sinh chồi, nảy lộc theo mùa xuân sắp về. Vì thế, rau dớn ăn ngon nhất là sau mùa lụt đến cuối mùa xuân. Lá rau dớn non uốn cong như vòi con voi, có nhựa nhớt, cây xanh tươi tốt quanh năm. Người ta thường chỉ hái ngọn cong non, lá bánh tẻ để làm nộm.

2. Các món ngon từ rau dớn

Cách làm rau dớn xào tỏi (4 người ăn)

Cách làm rau dớn xào tỏi

Nguyên liệu:

  • 500g rau dớn,
  • bột canh, bột ngọt,
  • 1 củ tỏi,
  • đậu phộng rang giã rập.

Cách làm:

  • Bước 1: Rau dớn chọn những phần tươi non, ngắt khúc vừa ăn rồi rửa sạch.
  • Bước 2: Luộc rau sơ qua nước sôi rồi vớt ra để ráo.
  • Bước 3: Cho tỏi đập dập vào chảo dầu đun sôi trên bếp đến khi tỏa mùi thơm thì cho rau vào và dùng đũa đảo đều.
  • Bước 4: Gắp ra đĩa, trang trí và rắc đậu phộng lên trên.

Lưu ý: Để rau héo như phơi một nắng sẽ càng ngon và chấm với nước mắm (chanh) chua sẽ ngon hơn

Cách làm rau dớn trộn tôm thịt

Cách làm rau dớn trộn tôm thịt

Nguyên liệu:

  • 500g tôm tươi
  • 200g thịt ba chỉ
  • rau dớn
  • hành khô, tỏi, lạc rang.
  • Gia vị cần thiết khác

Cách làm:

  • Bước 1: Thịt ba chỉ rửa sạch thái nhỏ hạt lựu rồi ướp với nước mắm, hành khô băm nhỏ để cho ngấm gia vị. Tôm rửa sạch, bóc vỏ.
  • Bước 2: Rau dớn bỏ luộc qua cho mèm, vớt ra rổ để ráo nước.
  • Bước 3: Cho thịt ba chỉ, tôm và xào chín tới rồi múc ra bát.
  • Bước 4: Phi thơm tỏi rồi cho rau dớn vào đảo đều tay, cho thêm gia vị cho vừa ăn, khi rau gần được thì cho thịt và tôm vào chảo đảo đều đến khi chín hẳn. Nêm các gia vị cho hợp với khẩu vị cả nhà.
  • Bước 5: Khi múc rau dớn ra đĩa chuẩn bị bê lên thì cho lạc rang giã nhỏ lên bên trên để món ăn thơm ngon hơn.

Cách làm rau dớn luộc

Cách làm rau dớn luộc

Rau dớn hái về còn tươi xanh mà luộc lên chấm với mắm cái thì không gì đậm đà và thú vị bằng.Trước khi luộc, bạn nên ngâm rau với nước muối pha loãng để tiệt trứng côn trùng bám vào lá.

Lưu ý: Không nên luộc quá chín, rau sẽ bị nhũn, mất đi hương vị. Do vậy, khi nước vừa sôi lên, nhanh tay cho rau vào đảo đều rồi vớt ra ngay để ráo, lúc này rau sẽ có một màu xanh rất bắt mắt.

Cách làm nộm rau dớn

Cách làm nộm rau dớn

Nộm rau dớn là món ăn đặc trưng của người Thái ở Lai Châu và đồng bào Tây Nguyên. Người Thái còn gọi nó với một cái tên khác là “pắc cút”. Đây là loại cây thuộc họ quyết. Nó gần giống với cây dương xỉ, thân to, tán lá rộng, màu xanh nhẵn.

Từ những cọng rau dớn bánh tẻ tươi non, người ta cho vào chõ xôi bằng gỗ để đồ. Nhất thiết rau dớn phải đồ chứ không nên luộc trong khoảng thời gian 20 phút, như vậy sẽ giữ được vị bùi bùi, ngọt ngọt của món nộm. Khi rau đã đồ chín, bỏ rau vào bát to, cho rau thơm, ớt, gừng, tỏi, nước chanh tươi, mì chính vào trộn đều. Cuối cùng cho lạc rang vào giã nhỏ là có thể ăn được.

Khi ăn món ngon từ rau dớn này, bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm đặc trưng của các loại rau rừng. Cùng với đó là vị bùi của rau dớn, vị chua ngọt xen lẫn một chút vị cay của ớt. 

3. Những lưu ý khi ăn rau dơn

Không nên luộc rau lửa nhỏ và để quá nhừ

Lửa nhỏ làm cho quá trình chín của rau lâu hơn và làm mất đi lượng vitamin C và B1 đáng kể. Cách luộc rau tốt nhất là cho 1 lượng nhỏ muối vào nước luộc và đun sôi với lửa lớn. Sau đó cho rau vào, đậy nắp kín, đảo 1 lần và vớt rau ra. Mục đích của bỏ muối vào nước luộc là giữ cho rau luộc vẫn có màu xanh. Vớt rau sớm khi vừa chín tới rau sẽ giữ được nhiều chất dinh dưỡng và ăn ngon hơn.

Không nên ăn rau để nguội

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, rau xào hoặc luộc bị hao hụt khoảng 15% lượng Vitamin có trong rau, nếu để sau 1 giờ thì sẽ mất đi khoảng 25%, cứ tịnh tiến lên 2 giờ sẽ giảm từ 34 – 57%. Khi rau đã chế biến và để quá lâu thì sẽ mất đến 90% Vitamin bên trong.

Mặt khác, rau để nguội lâu còn có nguy cơ sinh sôi những loại vi khuẩn có hại cho cơ thể. Vì thế, tốt nhất bạn nên ăn rau khi vừa mới chế biến xong để hấp thu được nhiều Vitamin cho cơ thể. Nếu bạn đang có thói quen ăn rau nguội để lâu thì hãy bỏ ngay từ hôm nay.

Với 4 món ăn này, bạn có thể thay đổi thực đơn mỗi ngày để đổi mới, kích thích vị giác của các thành viên trong gia đình. Như vậy, bạn sẽ không phải đau đầu suy nghĩ xem “Tối nay ăn gì?” nữa.

Tác giả bài viết: https://monngonmienbac.net/tay-bac-bo/dac-san-tay-bac/cac-mon-an-ngon-tu-rau-don/

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây