Thổn thức ký ức thời bao cấp tại Cửa hàng ăn uống Mậu dịch 1986

Tên gọi Cửa hàng ăn uống Mậu Dịch 1986 cũng đã toát lên cái nét đẹp đặc biệt của nó, một “bảo tàng mini”. Nơi đây không chỉ là một quán ăn bình thường mà là nơi để sống lại những kỷ niệm của quãng đời gian khó những năm bao cấp, giai đoạn lịch sử 1975 - 1986.
Cửa hàng nằm nép mình trên con đường Hải Phòng của thành phố Đà Nẵng. So với những nhà hàng, quán xá hiện đại và trẻ trung thì Mậu Dịch mang vẻ đẹp xưa cũ, đơn sơ và mộc mạc rêu phong.
Bước vào bên trong quán, người ta sẽ bị “quyến rũ” bởi không gian thanh đạm của Mậu Dịch. Tựa như một “Chốn đi về” nhuốm màu thời gian với bức tường cũ, hình ảnh của những bảng tem phiếu lương thực, chiếc đài cassette cổ, gian sách cũ hay những tranh cổ động đầy màu sắc…Tất cả đều khiến thực khách được thổn thức và sống lại những năm tháng xa. Có lẽ những người đã trải tìm đến quán cũng bởi điều đơn giản như vậy. Họ kể nhau nghe những đoạn ký ức gian khó nhưng lại lời lãi tình thương. Còn những người trẻ, họ đến đây để tò mò, để thường thức không gian lạ lẫm nhưng lại thân quen đến lạ kỳ. Hai thế hệ không chung câu chuyện cứ như vậy mà cùng chung một cảm xúc nghẹn ngào, thổn thức.
Sống trọn vẹn cái thời bao cấp, thực khách đến Mậu Dịch không gọi món với những chiếc Menu sang trọng, đầy sắc màu. Thay vào đó, bữa ăn ngon được gói gọn trong một chiếc sổ mua lương thực. Ngày xưa, nó còn được gọi với một tên gọi khác: sổ gạo. Thời đấy, ông bà chắt chiu từng đồng chỉ để chi tiêu với quyển sổ nhỏ này. Thực khách đến cửa hàng gọi món với sổ bao cấp tái hiện và tem phiếu làm vật trao. Mậu Dịch chính là muốn làm sống lại giai đoạn lịch sự đáng nhớ.
Sổ lương thức đầy “bao cấp” thì tên các khẩu phần hay món ăn cũng vậy. Các khẩu phần chia theo cấp bậc như “tiêu chuẩn nhân dân - ăn no chắc bụng”, “ Tiêu chuẩn D - cán bộ độc thân”, “Tiêu chuẩn C - chuyên viên cấp cao, giám đốc”, Tiêu chuẩn B - cấp thứ trưởng”... Hay những cái tên món giản dị thân quen: “Tép khô rang khế”, “đậu hũ sốt mắm”... Chỉ có khâu gọi món thôi, thực khách đã “no” hoài niệm.
Vẻ đẹp hoài cổ của Mậu Dịch cũng là “gia vị” đặc biệt cho mâm cơm của cửa hàng. Nơi đây, kí ức bao cấp được gói gọn cả trong từng miếng ăn, ngon lành và trọn vị. Đương nhiên, nó thường rất…thường, không sơn hào mỹ vị. Nhưng nó vừa vặn, đủ cho những người “từng trải” đúng nghĩa cái quãng đời gian khó ấy cứ nhớ mãi không thôi. Nhớ và rồi đi tìm.
Khi mâm cơm được bày biện, người ta cũng khó cưỡng lại cái hương vị xưa cũ ấy. Vẫn là cơm độn ngô, dưa muối bóp đậu rang, cá phèn kho nghệ...song món nào cũng thơm ngon, tròn vị, đậm đà hương vị xưa cũ. Bát canh rau tập tàng với thịt, món rau muống xào tỏi cùng với kho quẹt đủ vị mặn ngọt kèm bát cà pháo là một trải nghiệm thật khó quên. Và vẫn vậy, Mậu Dịch luôn “tròn vai” với tất cả những khâu vị khi ghé quán. Bởi menu vô vàn món, hương vị lại thơm ngon đậm đà. Ai mà chẳng khen, chẳng thèm.
Những món ngon ấy được giữ vẹn nguyên trong từng chiếc bát, chiếc đĩa tráng men như thời bao cấp. Chỉ với nhìn bên ngoài, thực khách đã cảm nhận được không gian ký ức hết sức đặc biệt về thời “bao cấp” cái thời “cực chẳng đã” của những lớp người “đầu hai thứ tóc”, ăn ít mà khổ thì nhiều. Mậu Dịch cũng lắm tài tình khi “bê” nguyên hương vị ngày xưa len lỏi trong xã hội hiện đại. Và “bê” cả nguyên liệu quê nhà đến với cửa hàng ăn uống đặc biệt này. Rau xanh nhà trồng, thịt heo nhà mổ, những mớ cá tươi ngon cũng được chính chủ quán tìm mua trực tiếp từ các ngư dân. Đặt hết tâm tình để lựa chọn từng nguyên liệu sạch sẽ và an toàn. Dường như cái ngon, cái ngọt làm say đắm mỗi thực khách bắt nguồn từ những tâm tình đặt để này.
Người ta đến Mậu Dịch có khi để làm ấm bụng buổi sáng với tô bún bò Miền Trung đậm đà, có khi để ngồi xuống chuyện trò cùng người thân với bữa cơm trưa, có khi để ôn lại kỷ niệm với bữa cơm tối thân mật. Nhưng chung quy lại, ai cũng muốn đặt chân đến Mậu Dịch 1986 để thổn thức hương vị bao cấp, để sống lại những buồn vui ký ức một thời.
Người ta thường nhớ thời bao cấp với sự thiếu đói triền miên, nhưng cái đói khiến cho mọi người bao bọc, xích lại nhau. Mậu Dịch cũng vậy, mộc mạc đơn sơ, chẳng hoa mỹ trong nhịp sống hiện đại, nhưng kết nối biết bao câu chuyện và những cảm xúc bồi hồi, thương nhớ. Một mâm cơm ngon, một ly trà đá, Mậu Dịch 1986 đơn sơ nhưng ấm tình người như vậy đó.
Cửa hàng ăn uống Mậu Dịch 1986 Địa chỉ: 149 Hải Phòng, Đà Nẵng Giờ mở cửa: 10h30 – 20h15 Hotline: 0344404510 |
Tác giả bài viết: Hồng Ánh
-
Giang hồ cộm cán “Thành Đen” ở Đà Nẵng vừa bị bắt là ai?
-
Đà Nẵng khẩn cấp chống ngập nội đô
-
Sau 2 tháng lẩn trốn, người đàn ông sử dụng tài liệu giả của cơ quan ra đầu thú
-
Sạt lở chờ chực trên bán đảo Sơn Trà trước mùa mưa bão
-
Làm rõ 2 đối tượng dàn cảnh để lừa đảo “shipper” với thủ đoạn tinh vi tại Đà Nẵng
-
Giang hồ cộm cán “Thành Đen” ở Đà Nẵng vừa bị bắt là ai?
-
Đà Nẵng khẩn cấp chống ngập nội đô
-
Sau 2 tháng lẩn trốn, người đàn ông sử dụng tài liệu giả của cơ quan ra đầu thú
-
Sạt lở chờ chực trên bán đảo Sơn Trà trước mùa mưa bão
-
Làm rõ 2 đối tượng dàn cảnh để lừa đảo “shipper” với thủ đoạn tinh vi tại Đà Nẵng
-
Lời kể đầy ám ảnh của các nạn nhân sống sót trong vụ lật ghe khiến 3 người chết và 2 người mất tích ở Quảng Nam
-
Loạt ảnh đời thường xinh như mộng của cô gái 9X Quảng Nam thi Hoa hậu Việt Nam 2020
-
Bà Nà Hills Giảm Giá Vé Còn 300.000 Đồng Để Tri Ân Khách Hàng Miền Trung - Tây Nguyên
-
Quảng Nam: Xác định nguyên nhân ban đầu vụ lật ghe 5 thanh niên mất tích
-
Nhan sắc ‘kẹo ngọt’ của cô gái Quảng Nam dự thi Hoa hậu Việt Nam 2020